Các kỹ thuật in ấn lên ly thuỷ tinh phổ biến nhất hiện nay

Các kỹ thuật in ấn lên ly thuỷ tinh phổ biến hiện nay sẽ được sb150.com chia sẻ ngay trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng tham khảo và tìm hiểu nhé.

Chắc hẳn in ly thủy tinh đã không còn là một việc quá xa lạ đối với mọi người nữa. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn khác nhau trên chất liệu thủy tinh. Và mỗi kiểu in ấn sẽ có những ưu và nhược điểm riêng khác nhau. Tìm hiểu các kỹ thuật in ấn lên ly thuỷ tinh sau nhé.

1. Kỹ thuật In laser

Khái niệm:

Bằng việc in, khắc laser bạn đã có thể tạo ra được dấu ấn riêng cho mình thông qua việc khắc những hình ảnh, slogan yêu thích lên món đồ vật nào đó. Đây cũng là cách để doanh nghiệp tạo ra  những món quà tặng ý nghĩa cho đối tác và khách hàng. Trong đó kỹ thuật in laser lên thủy tinh được sử dụng phổ biến nhất.

kỹ thuật in laser

Máy khắc laser C02 là thiết bị được sử dụng chủ yếu khi in khắc lên bề mặt vật liệu thủy tinh. Bạn có thể in ấn hình ảnh, slogan hay logo tùy theo nhu cầu và sở thích.

Việc in khắc laser trên thủy tinh sẽ điều khiển tia laser phun mực lên các vị trí trên bề mặt, để từ đó tạo ra hình ảnh theo đúng yêu cầu. Do đó, khi ứng dụng công nghệ in laser trên thủy tinh cũng không cần che đi những phần không khắc.

Công nghệ này được thiết kế với bộ phận có trục quay tròn để cố định vật phẩm và khi hoạt động, chúng sẽ quay tròn để khắc hình ảnh vào đồ vật theo yêu cầu mà bạn mong muốn. Như vậy có thể thấy rằng công nghệ in khắc laser lên thủy tinh hiện nay có thể áp dụng được với mọi vật có chất liệu bằng thủy tinh.

Ưu điểm in laser:

in laser

– Tốc độ xử lý nhanh: Công nghệ in laser có thể được ví như người bạn đồng hành tuyệt vời khi bạn đang có khối lượng sản phẩm đang xếp hàng chờ in ấn. Với tốc độ in nhanh chóng, tất cả sản phẩm sẽ được xử lý trong vòng “một nốt nhạc”.

– Đảm bảo chất lượng: In laser là kỹ thuật được xếp vào hàng top về chất lượng thành phẩm.

– Tiết kiệm chi phí: Đây là kỹ thuật giúp bạn in ấn với số lượng lớn sản phẩm mà không phải lo về giá cả.

– Công nghệ được xử lý hoàn toàn bằng máy tính tự động, nên bạn có thể trực quan nhìn được quá trình thao tác và an tâm về chất lượng thành phẩm.

– Độ tinh xảo của kỹ thuật in laser lên thủy tinh, gốm sứ, pha lê,… được kiểm chứng. Với một sản phẩm, có cùng một họa tiết nhưng khi sử dụng công nghệ khắc laser, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt so với các phương pháp in ấn truyền thống.

Nhược điểm:

– Tốn khá nhiều thời gian ban đầu để máy khởi động

– Chỉ có thể cho ra thành phẩm tốt đối với các sản phẩm đơn giản, các sản phẩm có họa tiết, hình ảnh sẽ là một thách thức khó khăn

Ứng dụng: 

Bạn có thể sử dụng công nghệ này trong việc tạo ra các sản phẩm ly thủy tinh quà tặng, cúp pha lê, kỷ niệm chương, sản phẩm tranh ảnh làm từ gốm sứ,… đều có thể ứng dụng kỹ thuật in laser chìm để gia tăng chất lượng và giá trị cho thành phẩm.

Khi bạn muốn sở hữu một chiếc ly hay bình thủy tinh chỉ thuộc về riêng mình, mang dấu ấn của thương hiệu, độc nhất thì việc in laser trên vật phẩm thủy tinh sẽ giúp bạn làm được điều này.

2. Kỹ thuật in lụa 

Khái niệm in lụa là gì

in lụa

Phương pháp in lụa hay còn được gọi là in lưới được xem là một trong những kỹ thuật in lâu đời. In lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới, sau đó tạo thành hình ảnh được in lên bề mặt vật liệu. Bởi trước đó một số mắt lưới đã được chặn kín bằng hóa chất.

Trong quá trình in lụa, người thợ sẽ dùng một khung gỗ, sau đó căng một tấm lụa mỏng. Vì thế, phương pháp in này còn được gọi là in lụa và sau này có thêm một số vật liệu khác thay thế như: vải sợi, vải bông, lưới kim loại nên nó có cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu in lụa là kiểu in mà các hình in được làm trên các khung lưới chuyên dụng. Trong in lụa mỗi  màu sẽ được in bằng các bảng khác nhau.

Ví dụ mẫu ly của bạn có 5 màu: xanh, đỏ, cam, vàng, đỏ thì khi in sản phẩm, người thợ sẽ phải làm 5 bảng lưới tương ứng với 5 màu. Trên bảng màu đỏ sẽ in tất cả những họa tiết có màu đỏ và các bảng màu khác cũng tương tự như vậy. Khi in sản phẩm tùy vào mẫu thiết kế mà người in sẽ in các bảng màu theo thứ tự khác nhau.

Quá trình thực hiện in có thể thực hiện thủ công hoặc bằng máy, nhưng cho dù theo kỹ thuật nào thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phải phẳng, chắc chắn và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với bề mặt sản phẩm in.

Ưu điểm 

in lụa thủy tinh

– Thao tác thực hiện khá đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân lực cho doanh nghiệp.

– Phương pháp in lụa có thể khả năng in ấn trên nhiều loại chất liệu khác nhau và màu sắc đa dạng. Màu sắc của hình ảnh in lên không bị lệch màu bởi màu nền của sản phẩm.

– Chi phí đầu tư trang thiết bị máy móc ban đầu không cao, phù hợp với những xí nghiệp, xưởng may có quy mô vừa và nhỏ

Nhược điểm:

– Hình ảnh không đạt đến chuẩn độ sắc nét, do dóe phương pháp in lụa phù hợp cho những sản phẩm thời vụ hoặc các thiết kế có độ bền khoảng 3 – 4 tháng.

– Bên cạnh đó, việc chuẩn bị rất nhiều khâu trước khi tiến hành in ấn cũng là một trong những nhược điểm lớn.

Ứng dụng:

in lụa lên ly

– In lụa còn là một kỹ thuật in khá phổ biến, thường thấy tại các địa chỉ in thiệp cưới, đồng phục, ly thủy tinh, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít.

– Áp dụng được trên nhiều vật liệu như vải, thủy tinh, mica, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, gỗ hoặc giấy,…

– Bên cạnh đó, đây còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…

– Sử dụng thay cho kỹ thuật vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ,… nhằm tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hoặc các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt là các sản phẩm được sản xuất để đưa ra thị trường để kinh doanh.

– Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên quà tặng thủy tinh hay chất liệu vải, các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh

– Bên cạnh đó, kỹ thuật này phổ biến không kém của in lụa là in thiệp cưới. Xem bài viết sau Bạn sẽ rất dễ dàng tìm được top cửa hàng cung cấp ly thủy tinh chất lượng bản in khá rõ nét và ít phai màu.

3. In chuyển nhiệt 

Khái niệm về in chuyển nhiệt

in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt hay còn được gọi là in ép nhiệt, thường được dùng để in lên các sản phẩm khi họa tiết in có độ in phức tạp cao, nhiều màu sắc, ứng dụng phổ biến trong các loại in lên ly, chén thủy tinh, in lên sứ hoặc các loại quần áo thời trang.

Kỹ thuật in chuyển nhiệt cũng là công nghệ sử dụng một loại mực in đặc biệt. Mực in lên giấy chuyên dụng, sau đó dùng một thiết bị ép nhiệt hay còn gọi là máy ép nhiệt để giúp những hình ảnh từ giấy vừa in bám chặt vào bề mặt vật liệu cần in.

 Ưu điểm:

– Chi phí bỏ ra ban đầu không quá cao giúp khách hàng yên tâm hơn khi đầu tư, giá thành các nguyên vật liệu, vật tư tiêu hao cũng không quá đắt như một số kỹ thuật in khác

– Có thể cho ra hình ảnh rõ ràng và sắc nét với các họa tiết rắc rối, phức tạp

– Quá trình in chuyển nhiệt khá đơn giản, dễ thực hiện

– Số lượng nhân sự để vận hành không cần nhiều  và khâu chuẩn bị không quá cầu kì.

– Chất lượng in của công nghệ in chuyển nhiệt hiệu quả cao, hình ảnh sắc nét và bền màu

in chuyển nhiệt thủy tinh

Nhược điểm:

– Nguyên liệu sử dụng giới hạn, chỉ áp dụng được cho những sản phẩm có chất liệu thông dụng

– Một số loại máy in nhiệt chỉ phù hợp với những mô hình nhỏ lẻ, tính tự động hóa chưa thực sự tốt và mang lại hiệu quả cao.

– Tình trạng bể màu khi in thường được xảy ra

– In chuyển nhiệt có lẽ là thực hiện bằng thủ công nên thời gian in lâu hơn.

– Ứng dụng phổ biến nhất của loại kỹ thuật in này là in thủy tinh, áo hoặc in phong bì. Tuy nhiên không phải chất liệu nào cũng có thể bám dính tốt. Do đó cần có những chất liệu riêng để có thể áp dụng được công nghệ này.

Ứng dụng:

– Đối với chất liệu vải

In chuyển nhiệt có thể giúp các sản phẩm không bị phai màu, mang lại hình ảnh, màu sắc rực rỡ và thường được in trên vải có tông màu sáng như màu trắng, vàng, xanh nhạt hoặc hồng nhạt. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh trên áo thun, áo đồng phục hiện nay đều áp dụng kỹ thuật in chuyển nhiệt.

Với phương pháp này, bạn có thể in bất cứ thứ gì lên trang phục như in hình nghệ sĩ, in hình 3D hay bất kỳ nhân vật hoạt hình nào bạn muốn. Công nghệ in chuyển nhiệt đã khắc phục được các nhược điểm lớn của ngành in lụa trước đây, chẳng hạn như là khó khăn trong in hình 3D hoặc yếu tố dễ bong tróc.

in chuyển nhiệt vải

– Đối với chất liệu rắn

Với tính năng vượt trội của mình, kỹ thuật in chuyển nhiệt còn giúp con người in hình ảnh lên bề mặt vật liệu gốm sứ, gạch men, giấy, thủy tinh,… Bên cạnh đó, để in chuyển nhiệt lên các bề mặt rắn đòi hỏi cần phải có máy ép nhiệt chuyên dụng. Ví dụ như máy ép ly dùng để ép ly, máy máy ép phẳng để ép lên các vật liệu phẳng, gạch men hoặc máy ép thủy tinh dùng để ép các vật liệu thủy tinh

Bên cạnh đó, để in lên các vật liệu rắn cần phải có nhiệt độ cao và thời gian lâu hơn một chút so với in lên vải. Thường nhiệt độ sẽ rơi vào khoảng 180 – 200 độ C và thời gian từ 3 – 5 phút, tùy vào độ dày mỏng của sản phẩm cần in.

4. Nên chọn phương pháp nào để in lên ly thuỷ tinh 

Kỹ thuật in chuyển nhiệt

Mỗi kỹ thuật in đều có những ưu – nhược điểm và phù hợp với mỗi đặc điểm vật liệu khác nhau. Đối với in chuyển nhiệt, đây là giải pháp tối ưu nhất mà bạn có thể cân nhắc nếu bạn muốn:

– Hình in phải được thể hiện độ sắc nét, màu sắc bắt mắt, ấn tượng

– Sản phẩm in có thành phần chất liệu cotton và có màu sáng

– Bạn cần sử dụng sản phẩm lâu dài với các mục đích quan trọng hoặc làm quà tặng

máy in chuyển nhiệt

Nếu bạn thỏa mãn cả 3 trường hợp trên thì cách in chuyển nhiệt lên áo chính là phương pháp mà bạn nên chọn. Nhưng nếu có vài đặc điểm nào đó chưa phù hợp, thì bạn có thể cân nhắc một phương pháp khác

Kỹ thuật In lụa

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy, so với các kỹ thuật in khác, thì in lụa nổi bật bởi mức hình ảnh chất lượng, chi phí rẻ, kỹ thuật in nhanh, với thành phẩm đầu ra ở mức khá tốt. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn sở hữu nhiều nhược điểm. Vì thế, bạn nên lựa chọn công nghệ in lụa trong những trường hợp:

– Bạn cần hình in ở chất lượng khá, nhưng mức giá lại phù hợp và tiết kiệm

– Hình ảnh bạn cần in đơn giản về màu sắc, không có quá nhiều chi tiết rườm rà

– Đối tượng sử dụng ít khi tiếp xúc với các yếu tố gây hại từ môi trường như nắng mưa, khói bụi hay mồ hôi

– Bạn muốn đẩy nhanh thời gian in ấn để kịp tiến độ công việc

Kỹ thuật in laser

khắc laser thủy tinh

Đối với in laser, đây là phương pháp tối ưu nhất mà bạn có thể cân nhắc nếu bạn muốn:

– Thành phẩm có độ chính xác và tỉ mỉ gần như tuyệt đối

–  Tiết kiệm chi phí

– Thực hiện được nhiều họa tiết, từ đơn giản đến phức tạp

– Đáp ứng số lượng đơn hàng lớn

Các kỹ thuật trong in ấn đang ngày càng phát triển và được ứng dụng  rộng rãi ở khắp mọi nơi. Vì thế, khi đã có được những hiểu biết nhất định về những công nghệ in ấn này, bạn có thể tự tin chọn lựa cho mình những hình thức in ấn phù hợp để vừa tiết kiệm được chi phí, đồng thời mang đến hiệu quả cao trong công việc, bất kể nhu cầu là gì đi chăng nữa.

The post Các kỹ thuật in ấn lên ly thuỷ tinh phổ biến nhất hiện nay appeared first on ATP Media.



source https://atpmedia.vn/cac-ky-thuat-in-an-len-ly-thuy-tinh-pho-bien-nhat-hien-nay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mã giảm giá Shopee [Cập nhật mã giảm giá, miễn phí vận chuyển]

Top trò chơi team building trong nhà